Miền Tây được biết đến với vẻ đẹp sông nước hữu tình, người dân sống chan hòa thân thiện và là nơi có nền văn hóa ẩm thực phong phú. Du lịch Miền Tây luôn là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Bạn đã có kinh nghiệm du lịch Miền Tây cho mình chưa hay đây mới là lần đầu tiên đến đến Miền Tây? Chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm đầy đủ nhất cho chuyến đi du lịch Miền Tây sắp tới này. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
1.Sơ lược về du lịch Miền Tây
Miền Tây – Tức là vùng đất nằm ở Miền Nam hướng về phía Tây của đất nước ta. Miền Tây mang vẻ đẹp thiên nhiên với nhiều kênh rạch, sông nước hữu tình.
Tại Miền Tây, đa số mô hình du lịch đều triển khai theo hướng du lịch sinh thái thú vị. Du khách đến du lịch Miền Tây sẽ luôn bị cảnh đẹp, ẩm thực và lối sống của con người thu hút. Đặc biệt, chi phí du lịch Miền Tây cũng khá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng du khách.
Miền Tây là điểm đến du lịch của nhiều người
2.Sơ nét về Miền Tây
-
Về địa lý
Toàn vùng Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, phía Tây có vị trí giáp với Vịnh Thái Lan, phía Bắc và Tây Bắc giáp với Campuchia, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Đông Bắc tiếp giáp với Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Vùng Tây Nam Bộ có độ cao khoảng gần 2m với địa hình chủ yếu là miền đất phù sa mới. Một số nơi có vùng núi hơi tháp. Miền Tây còn là tên gọi khác của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
- Về dân số
Trong ngày 15/01/2020 vừa qua, theo con số thống kê mới nhất từ Liên Hợp Quốc.Dân số của Miền Tây hiện tại là 21,49 triệu người.
- Tôn giáo, tín ngưỡng
Hiện tại, tôn giáo tín ngưỡng ở Miền Tây khá đa dạng, do nơi đây tiếp nhận những tôn giáo từ các nơi khác trong nước truyền lại. Miền Tây đang có các tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, bao gồm cả nhánh tôn giáo Tin Lành, Đạo Baha’i, đạo Cao Đài,…
- Khí hậu
Miền Tây có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, một số nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo. Nền nhiệt ẩm của Miền Tây rất phong phú, thời gian bức xạ dài với lượng ánh nắng dồi dào.
Nhiệt độ giữa ngày và đêm tại Miền Tây không chênh lệch nhiều. Trong năm, Miền Tây có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa.
3.Phương tiện di chuyển đến Miền Tây
Du khách có thể di chuyển đến Miền Tây theo đường hàng không. Sân bay lớn nhất tại Miền Tây là sân bay Cần Thơ. Bạn có thể đáp chuyến bay tại sân bay Cần Thơ, sau đó đi xe khách để di chuyển đến tình thành khác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đi xe khách du lịch Miền Tây. Bạn chỉ cần ra bến xe Miền Tây, sau đó lựa chọn xe, tuyến đường đi để đến các tỉnh thành ở Miền Tây mà mình muốn.
Phương tiện di chuyển chủ động nhất khi muốn đến Miền Tây chính là xe máy. Bạn có thể tự do quyết định thời gian đi, tuyến đường đi, nơi dừng chân và địa điểm đến. Di chuyển bằng xe máy đến Miền Tây sẽ đảm bảo mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị nhất. Tuy nhiên bạn nhớ kiểm tra kỹ hoạt động của xe, mang theo bằng lái và bảo hiểm xe và tuân thủ luật an toàn giao thông.
4.Phương tiện đi lại ở Miền Tây
Các tỉnh Miền Tây cách TPHCM không quá xa, vì vậy đối với những du khách xuất phát từ TPHCM thì có thể đi xe máy để thuận tiện cho việc di chuyển giữa các địa điểm du lịch. Du khách du lịch Miền Tây bằng xe khách hay máy bay thì có thể lựa chọn xe khách, xe taxi để đến được những địa điểm mà mình muốn. Khi du lịch, tham quan Miền Tây khách hàng thông thường sẽ di chuyển bằng thuyền, ghe. Vì di chuyển trên sông nước nên du khách sẽ luôn được trang bị áo phao. Nếu bạn bị say sóng thì nên chuẩn bị thêm thuốc chống say nhé.
5.Điểm tham quan du lịch tại Miền Tây không thể bỏ lỡ
Hầu hết các tỉnh ở Miền Tây đều mang những nét đặc trưng riêng biệt với những địa điểm tham quan hấp dẫn. Nếu đã chọn chuyến nthì chắc chắn du khách không thể bỏ qua những địa điểm tham quan sau:
- An Giang
Tại đây có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng mà khách du lịch có thể tìm đến. Chẳng hạn như: Núi Sam, Núi Cấm. An Giang còn là vùng đất có nhiều lễ hội lớn, độc đáo diễn ra quanh năm.
An Giang có nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra trong năm
- Bạc Liêu
Bạn đến Bạc Liêu sẽ được tham quan vườn nhãn cổ hơn trăm tuổi, nhà của Công Tử Bạc Liêu, vườn chim Bạc Liêu…
- Bến Tre
Người ta biết đến Bến Tre là “xứ sở dừa”, bạn có thể bắt gặp những vườn dừa rộng bạt ngàn. Đặc biệt là bạn còn có thể tham quan vườn trái cây đa dạng các loại trái thơm ngon.
- Cà Mau
Nơi đây là điểm cuối cùng của đất nước hình chữ “S”, Cà Mau sở hữu thiên nhiên hoang dã và các cảnh quan nguyên sơ, chưa có sự tác động từ con người. Tại Cà Mau còn có nhiều nền văn hóa độc đáo từ lâu đời để du khách khám phá, trải nghiệm. Cà Mau luôn mang đến những điều thú vị đối với khách du lịch.
Cà Mau là một trong những điểm đến nổi tiếng khi đi du lịch Miền Tây
- Cần Thơ
Vùng đất này được ví giống như “đô thị” của vùng sông nước vì nơi đây có hệ thống sông ngòi dày đặc. Cần Thơ còn nổi tiếng với những vườn cây ăn trái rộng bạt ngàn, đồng ruộng trải dài tít tắp.
- Đồng Tháp
Đồng Tháp không chỉ có nhiều ảnh đẹp mà không khí còn rất thoáng đãng, trong lành. Bạn đến Đồng Tháp sẽ không muốn rời đi bởi những cảnh đẹp hấp dẫn nơi đây.
- Hậu Giang
Tại Hậu Giang có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như di tích Long Mỹ, chợ nổi Phụng Hiệp…
Hậu Giang là nơi có nhiều di tích lịch sử lâu năm
- Vĩnh Long
Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác ngồi trên thuyền và lênh đênh trên những vùng sông nước. Tại Vĩnh Long còn có vườn cây ăn trái rộng lớn sai trĩu quả. Khung cảnh thiên nhiên tại vùng đất này mang đến cho chúng ta cảm giác yên bình.
- Tiền Giang
Nơi đây có vườn cây ăn trái lớn ngay ven sống Tiền, và vùng Đồng Tháp Mười. Tiền Giang còn có các địa điểm Cồn Thới Sơn, Chợ nổi Cái Bè, miệt vườn Cái Bè.
- Long An
Long An sở hữu nhiều di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa. Những di tích nổi tiếng như nhà Trăm Cột, chùa Tôn Thạch, Bình Tả.
6.Lễ hội nổi bật tại Miền Tây
-
Lễ hội vía Bà Chúa núi Sam
Ngày lễ hội này được tổ chức hàng năm vào ngày 24/4 âm lịch mỗi năm. Lễ hội được tổ chức ở Miếu Bà Chúa Xứ thuộc khu du lịch núi Sam ở Châu Đốc, An Giang.
Lượng du khách mỗi năm đến An Giang để tham quan lễ hội này khá lớn. Nghi thức tắm Bà là quan trọng nhất trong lễ hội.
Phần bệ thờ nơi đặt bức tượng sẽ được dùng một bức màn vải để che khuất. Sẽ có một nhóm người gồm 5 phụ nữ đã được tuyển chọn từ trước. Họ sẽ dâng nước thơm để alu khắp thân tượng, sau đó thay mũ miện và quần áo mới. Khi kết thúc lễ tắm Bà, tấm màn vải sẽ được kéo qua một bên. Lúc này mọi người sẽ được tiến vào chiêm bái, dâng hoa để xin lộc của bà.
Lễ hội tắm Bà rất long trọng và diễn ra với đầy đủ các nghi thức
Cũng giống như những lễ hội khác, phần lễ được tổ chức đầy đủ nghi thức và rất trang nghiêm. Trong lễ sẽ gồm 4 phần lễ chính:
+ Lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà.
+ Lễ Xây Chầu – Hát Bội.
+ Lễ Chính Tế.
Khi kết thúc phần lễ, những người tham gia sẽ tiếp tục chơi đùa, náo nhiệt với những hoạt động dân gian hấp dẫn như múa chén, múa mâm thao…
Người dân trong vùng luôn tin tưởng vào Bà Chúa Xứ, tin Bà sẽ luôn phò trợ độ trì cho dân chúng. Vì vậy, mỗi năm người đến nhang khói cho Bà rất đông. Khách hành hương từ 4 phương đều đổ về An Giang vào dịp lễ này để xin bà mang cho nhiều điều may mắn.
- Lễ Cholchnam Thmay
Đây là một tên gọi khác của ngày Tết cổ truyền của người dân tộc Khmer. Ngày lễ diễn ra ngay đúng dịp năm mới nên ngày Cholchnam Thmay còn được gọi là “Lễ chịu tuổi”.
Lễ hội diễn ra vào tháng 3 âm lịch, buổi lễ kéo dài trong 3 ngày 13, 14, 15 , nếu năm nhuận thì lùi lại một ngày.
Đây chính là một trong những lễ hội lớn nhất được các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh mong chờ. Trong những ngày này, nhà nào cũng sẽ chuẩn bị bánh tét, hoa quả, các loại bánh ngọt và hương đèn để lên chùa.
Lễ hội Cholchnam Thmay được nhiều người dân mong chờ
+ Ngày lễ thứ nhất: Chôl Sangkran Thmây
Trong ngày lễ này, mọi người sẽ tắm gội thật sạch sẽ, mặc trang phục của dân tộc mình và mang theo lễ vật, nhang đèn để lên chùa làm lễ Sangkran. Vào buổi tối, sân chùa sẽ có những hoạt động vui chơi hấp dẫn, vui nhộn.
+ Ngày lễ thứ hai: Wonbơt
Vào ngày này, buổi sáng thức dậy, người ta sẽ mang cơm đã đãi các sư sãi. Chiều đến sẽ là lễ đắp núi cát .
+ Ngày lễ cuối: Lơn Săk
Đây là ngày lễ dùng để tắm tượng Phật sư. Khi kết thúc 3 ngày lễ, người dân Khmer sẽ bắt đầu bước vào vụ mùa mới.
- Lễ Cúng dừa
Ngày lễ Cúng Dừa còn có nhiều tên gọi khác như: Lễ hội Thăk Kôông, Thác Còn.
Thông thường, lễ Cúng Dừa sẽ được tổ chức vào ngày 14 – 16 tháng 3 âm lịch. Thời gian này là vào đầu mùa mưa, vì vậy ý nghĩa của lễ hội cũng là cầu bình an. Đây cũng là ngày lễ mà người dân cầu mong sự ngọt ngào, con cháu hiếu thảo và làm ăn thuận lợi.
Đúng như tên gọi của ngày lễ, người dân sẽ mang cúng những chiếc bình bông được làm từ trái dừa. Phần bông bên trong bình được làm từ lá trầu xanh và hoa tươi.Thông thường, loại hoa được sử dụng nhiều nhất chính là hoa sen.
Người tham dự lễ sẽ sắm sửa hương hoa, dầu gió và chỉ đỏ. Đây là những lễ vật để cầu may, mang phước về nhà. Ngày lễ Cúng Dừa còn hấp dẫn nhiều du khách tham gia ở tứ phương.
7.Đặc điểm lưu trú
-
Những Homestay khu vực Đồng Tháp
+ Homestay Tư Cá Linh
Không gian của homestay này mang đậm nét miệt vườn thoáng đãng và bình dị. Đảm bảo khi ở trong homestay mang đến cho khách du lịch cảm giác thư thái, tận hưởng được không khí trong lành, mát mẻ. Vì là homestay ở Đồng Tháp nên khi ngồi trong phòng nghỉ, bạn cũng có thể ngắm nhìn những cánh đồng sen xinh đẹp.
+ Flower & Frog Homestay
Đây là cơ sở lưu trú theo hình thức homestay của thành phố Sa Đéc. Không gian homestay nhỏ nhắn, xinh xắn và mang đến cho người ở cảm giác gần gũi.
- Những homestay khu vực Bến Tre
+ Cocoland homestay
Trong homestay có các bungalow riêng biệt mang đến không gian riêng tư đậm chất thôn quê với vườn trái cây xum xuê trông rất đẹp mắt. Không gian nơi nghỉ lại đậm chất vùng sông nước nước làm bạn cảm thấy rất thích thú. Đặc biệt là du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác: Thu hoạch nông sản, nấu ăn, chèo thuyền, đạp xe…
- Homestay khu vực Tiền Giang
+ Nam Thi Holiday Home
Homestay tọa lạc ngay thị trấn Cái Bè, nằm ngay bên sông nên rất thoáng mát và yên tĩnh. Không gian nghỉ dưỡng được trang trí tinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự gần gũi, ấm cúng. Khu homestay được rất nhiều khách du lịch lựa chọn.
Khu homestay mang đến cảm giác yên bình cho du khách nghỉ lại
8.Văn hóa ẩm thực
Đến với du lịch Miền Tây vùng sông nước, ngoài được thưởng thức những loại trái cây tươi ngon. Tại Miền Tây còn rất nhiều món ăn đặc sản khác mà nếu bạn không thưởng thức thì sẽ rất đáng tiếc.
- An Giang
Đến với vùng đất này, bạn nên thưởng thức món cá lóc đồng, gỏi sầu đâu, tung lò mò, lẩu mắm, bánh phồng Phú Mỹ…Chắc chắn hương vị món ăn nơi đây sẽ làm bạn cảm thấy hài lòng và nhớ mãi.
Tại An Giang có nhiều món ăn nổi tiếng rất hấp dẫn
- Bạc Liêu
Đến Bạc Liêu, những món ăn mà bạn không thể bỏ lỡ đó là: Bánh củ cải, bánh tằm bì, rượu nhãn…
- Bến Tre
Món đầu tiên tại Bến Tre mà hầu như du khách nào đến cũng muốn thưởng thức đó là: Uống nước dừa dứa. Đặc biệt, tại xứ dừa này còn có cả món bánh tráng Mỹ Lồng, duông dừa, bánh phồng Sơn Đốc…
- Cần Thơ
Những món ăn đặc sản tại Cần Thơ không thể thiếu danh sách sau: Bánh Cống, Lẩu Bần, nem nướng Cái Răng….
Không chỉ có những món ăn này, tại Miền Tây còn nổi tiếng với cả: Bánh canh ghẹ, rượu sim Phú Quốc, hủ tiếu hấp, bún nhâm tôm khô, bún nước kèn, lạp xưởng tươi, rượu đế Gò Đen, đậu phộng…
9.Tiền tệ
Vì Miền Tây cũng ở Việt Nam nên loại tiền tệ chính thức và được sử dụng phổ biến cũng chính là VNĐ. Du khách nước ngoài khi đến Miền Tây du lịch có thể lựa chọn đổi tiền tại các tiệm vàng lớn, ngân hàng.
10.Những món quà lưu niệm có thể mua về ở Miền Tây
-
Kẹo dừa Bến Tre truyền thống.
-
Mắm Châu Đốc ở vùng sông nước An Giang.
-
Nem chua đặc sản của Đồng Tháp.
Nem chua là món ăn đặc sản mà bạn có thể mua về làm quà
- Bánh tráng sữa sầu riêng ở Bến Tre.
- Bánh phồng Sơn Đốc của Bến Tre.
- Bánh Pía Sóc Trăng.
- Bánh tét lá cẩm đặc sản của Cần Thơ
Bạn cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch Miền Tây
- Giấy tờ tùy thân
Bạn lưu ý cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ tùy thân để đảm bảo an toàn cho chuyến đi. Những loại giấy tờ bạn nên mang theo đó chính là: Chứng minh nhân dân, visa, hộ chiếu, thẻ ATM.
- Những thiết bị điện tử, y tế
Bạn nên mang theo cho mình chiếc điện thoại di động thông minh để liên lạc và chụp hình khi cần. Nếu bạn có ý định làm một bộ ảnh thật “chất” thì có thể mang thêm máy ảnh.
Đi du lịch xa, bạn đừng quên mang theo cho mình những loại thuốc men cần thiết, đồ dùng sơ cứu y tế để đảm bảo xử lý các trường hợp liên quan đến y tế cách nhẹ nhàng.
11.Những lưu ý trước khi đi du lịch Miền Tây
Du khách trước khi đi du lịch miền Tây, bạn nên dành chút thời gian để tìm hiểu về hành trình chuyến đi. Chẳng hạn như: Phương tiện đi lại, điểm dừng chân, nơi tham quan, giờ xuất phát. Tại Miền Tây có nhiều chùa miếu rất linh thiêng. Vì vậy khách du lịch cần chú ý ăn mặc kín đáo, chỉnh tề để tránh làm mất thiện cảm đối với người dân địa phương.
Trên đây là những thông tin liên quan đến kinh nghiệm du lịch Miền Tây mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng trong cẩm nang du lịch miền Tây của bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích.